Microcrystalline wax
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Microcrystalline Wax là gì?
Microcrystalline wax hay tên thường dùng là sáp vi tinh thể, được tổng hợp từ dầu mỏ. Có hai loại Microcrystalline wax: Loại cán mỏng và loại làm cứng. Với loại Microcrystalline Wax cán mỏng, điểm nóng chảy từ 60 – 80°C và độ xuyên kim từ 25 trở lên. Còn loại được làm cứng, điểm nóng chảy là 80 – 93°C và có độ xuyên kim từ 25 trở xuống.
Sáp này có màu từ nâu đến trắng tùy thuộc vào mức độ xử lý được thực hiện ở nhà máy lọc dầu.
Microcrystalline wax là một hỗn hợp tinh chế của các Hydrocacbon béo bão hòa, rắn và được sản xuất bằng cách khử dầu từ quá trình lọc dầu. Điểm khác biệt và nổi bật của Microcrystalline wax so với sáp Parafin tinh chế ở chỗ cấu trúc phân tử phân nhánh nhiều hơn và chuỗi hydrocacbon dài hơn (trọng lượng phân tử cao hơn). Do đó, cấu trúc tinh thể của Microcrystalline Wax mịn, dai, dẻo, có nhiệt độ nóng chảy cao hơn sáp Parafin. Bên cạnh đó, Microcrystalline Wax thường sẫm màu, nhớt, đặc, dính và đàn hồi hơn so với sáp Parafin, đồng thời có trọng lượng phân tử và điểm nóng chảy cao hơn. Với nhiều ưu điểm vượt trội, Microcrystalline Wax thường được dùng để thay thế sáp Parafin.
Microcrystalline wax được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân như một chất kết dính, ổn định nhũ tương và tăng độ nhớt chất làm mềm.
Điều chế sản xuất
Tùy thuộc vào nguồn dầu thô, phương pháp và mức độ tinh chế mà đặc tính của Microcrystalline Wax sẽ khác nhau. Microcrystalline Wax được điều chế sản xuất trong quá trình sàng lọc dầu khoáng bằng cách sử dụng các phương pháp tinh chế như chưng cất, khử mùi, khử dầu và kết tinh.
Microcrystalline wax có thể được tạo ra từ cặn của dầu thô bằng cách tinh chế hoặc chúng có thể được làm từ dầu hỏa bằng cách loại bỏ dầu bằng dung môi. Nhiệt độ của dung môi có thể kiểm soát các đặc tính vật lý của chúng. Các phương pháp tách bao gồm pha loãng dung môi, làm lạnh, ly tâm, lọc…
Cơ chế hoạt động
Sáp có khả năng kết dính với các loại dầu và dung môi giúp ngăn ngừa sản phẩm tiết mồ hôi như son.
Tinh thể làm cho sản phẩm có độ bền kéo cao và độ đặc dẻo dai hơn sáp Paraffin, đảm bảo tính đồng nhất về màu trong mỹ phẩm có màu. Tuy Microcrystalline wax không hòa tan trong nước nhưng có thể kết hợp với rượu ấm, tất cả các loại dầu và sáp khác.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Palmitic Acid là gì?
Palmitic Acid (Hexadecanoic Acid) được tìm thấy phổ biến nhất trong động vật, thực vật và vi sinh vật. Đây là một loại axit béo bão hòa được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1840 bởi nhà khoa học Edmond Frémy.
Trong các loại thịt, bơ, phomat và các chế phẩm từ sữa khác cũng có mặt Palmitic Acid. Bên cạnh đó, loại axit béo này còn có ở hầu khắp mọi nơi trên cơ thể con người.

Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) đánh giá Palmitic Acid an toàn để sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm. Acid Palmitic trong mỹ phẩm dù nồng độ có lên đến 13% cũng không gây ra kích ứng, nó an toàn thậm chí với làn da nhạy cảm.
Điều chế sản xuất Palmitic Acid
Thành phần chiếm nhiều nhất trong dầu từ quả của cây dầu cọ chính là Palmitic Acid. Năm 1840, Edmond Frémy lần đầu thực hiện tách Palmitic Acid từ dầu cọ bằng cách xà phòng hóa.
Trong cơ thể, Palmitic Acid được tạo ra từ lượng Carbohydrate dư thừa và chiếm 21 – 30% trong các mô mỡ của cơ thể, cũng như được tìm thấy nhiều trong sữa mẹ.

Trên lớp sừng của da (lớp trên cùng của da, bao gồm cả lớp da chết) có rất nhiều Palmitic Acid. Lớp lipid có tác dụng liên kết các thành phần này.
Cơ chế hoạt động của Palmitic Acid
Trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, nhà sản xuất bổ sung Palmitic Acid vào công thức với vai trò của một chất hoạt động bề mặt, chất làm mờ, chất nhũ hóa cũng như là một chất làm mềm da.
Inulin là gì?
Inulin mà loại chất xơ có tên là fructan, được tìm thấy trong một số thực vật (chủ yếu trong rễ hoặc thân rễ) với tác dụng chính nhằm tích trữ năng lượng. Thực phẩm tổng hợp và thực phẩm chứa inulin phần lớn đều không có carbohydrate khác như tinh bột.
Inulin có đặc tính tan được trong nước, gần như không màu và không mùi, mang lại tác dụng giảm táo bón, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, từ đó cũng giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng và trực tràng. Ngoài ra, inulin cũng rất tốt đối với sức khỏe tim mạch.

Những thực phẩm chứa inulin có rất nhiều, bao gồm hành tím, măng tây, lúa mì, chuối, sữa bột,... Chúng ta có hai cách để bổ sung inulin hàng ngày: Sử dụng thực phẩm giàu inulin hoặc sử dụng thực phẩm chức năng có chứa inulin (bột inulin, prebiotic inulin, ngũ cốc hay thực phẩm chế biến sẵn có chứa inulin, viên nén inulin,...).
Do inulin không bị tiêu hóa bởi các enzym trong cơ thể nên chất xơ này cơ bản sẽ không có calorie. Quá trình inulin đi qua hệ tiêu hóa nhưng không bị phá vỡ hoàn toàn sẽ giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn tốt trong ruột (probiotics). Nhờ đó, inulin giúp tạo nên hệ vi sinh vật có lợi tồn tại và phát triển.
Nhờ đặc tính bôi trơn, hấp thụ nước và chống oxy hóa của mình mà inulin được dùng khá phổ biến trong sản xuất thực phẩm, giúp sản phẩm có kết cấu đồng nhất và dẻo dai hơn. Mặt khác, inulin cũng xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm đóng gói với vai trò thay thế đường, chất béo và bột mì, thích hợp cho những người ăn kiêng.
Điều chế sản xuất inulin
Inulin được chiết xuất từ cây diếp xoăn. Loại thực vật này được nuôi trồng theo tiêu chuẩn rau hữu cơ, nguồn gốc tự nhiên, không qua biến đổi gen.
Quá trình chiết xuất: Ngâm gốc cây diếp xoăn tươi/khô trong dung môi, thu lấy dịch chiết. Tiếp đó, người ta sẽ dùng máy, tinh chế và sấy khô để tách inulin.
Cơ chế hoạt động
Inulin tan được trong nước nên có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho hệ sinh vật ở đường ruột (các vi sinh vật hữu ích ở trong ruột non và ruột già). Khi cơ thể hấp thụ, toàn bộ lượng Inulin được di chuyển xuống ruột và thực hiện nhiệm vụ của mình:
-
Là thức ăn của vi khuẩn ở ruột, nhờ đó vi khuẩn sẽ lớn lên và phân chia để làm công việc phân hủy chất thải, làm mềm phân, tăng khả năng hoạt động của ruột. Điều này giúp chúng ta không bị phải tình trạng táo bón.
-
Góp mặt trong quá trình loại bỏ gốc tự do/chất có hại trong thức ăn ra khỏi cơ thể. Mặt khác, inulin còn có vai trò ức chế vi khuẩn có hại trong ruột già như E.coli, Clostridia, Veillonellae, Candida phát triển. Chính vì thế, inulin sẽ ngăn ngừa vấn đề nhiễm trùng đường tiêu hóa, tái sinh các vi nhung mao trong lòng ruột và cân bằng vi khuẩn đường ruột.
-
Thúc đẩy ruột già hoạt động, tăng tần suất bài tiết, giúp làm mềm phân nên sẽ dễ thải hơn, cải thiện và phục hồi hệ tiêu hóa.
-
Giúp cơ thể hấp thu muối khoáng (canxi, magiê), hỗ trợ cơ thể tổng hợp các vitamin B, hạn chế còi xương.

Isopropyl myristate (còn được gọi là dầu IPM, 1-Methylethyl tetradecanoate, Isopropyl tetradecanoate) là một hợp chất hữu cơ từ Isopropyl Alcohol và Acid Myristic (có nguồn gốc từ thực vật). Đặc tính của Isopropyl myristate là chất lỏng có độ sánh nhẹ, không màu, không tan trong nước nhưng có thể tan trong silicon và các hydrocacbon.
Isopropyl myristate chịu được độ pH rộng và có thể tương thích với hầu hết các chất hoạt động bề mặt, các chất làm sạch. Isopropyl myristate có độ nhớt rất thấp nên rất dễ bôi trơn cũng như dễ thẩm thấu vào da. Nó giúp cho các dưỡng chất trong sản phẩm có thể hấp thụ tốt vào da.

Được đánh giá là chất khá lành tính, Isopropyl myristate không gây ảnh hưởng cho sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ các chuyên gia, nên dùng Isopropyl myristate với tỷ lệ trong khoảng từ 1 – 20% để phát huy tối đa công dụng cũng như không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào, chẳng hạn như tình trạng kích ứng da, da nổi mẩn đỏ, dị ứng, nổi mụn,…
Sodium Gluconate là gì?
Trong quá trình oxy hóa dầu, bơ, ion sắt và đồng tự do là chất xúc tác khiến dầu, bơ nhanh bị oxy hóa hơn dẫn đến biến đổi mùi, màu sắc, tính chất của dầu, bơ. Để hạn chế quá trình oxy hóa, các nguyên liệu dùng để làm mỹ phẩm có khả năng tạo phức với ion kim loại đồng, sắt để chúng không tham gia vào quá trình này, giúp dầu, bơ ổn định trong mỹ phẩm và kéo dài thời gian sử dụng mỹ phẩm. Một trong những nguyên liệu đó là Sodium gluconate, có khả năng tạo phức bền với ion kim loại sắt đồng nhưng an toàn hơn các chất tạo phức tổng hợp khác.
Sodium gluconate có tên gọi khác là Natri gluconate là muối natri của Acid gluconic, có công thức hóa học là C6H11O7Na. Đây là chất rắn kết tinh, dạng hạt màu trắng, rất dễ hòa tan trong nước, không ăn mòn, không độc hại, phân hủy sinh học và có thể tái tạo, có khả năng chống oxy hóa và khử ngay cả ở nhiệt độ cao và hoạt động trong độ pH rộng.

Trong lĩnh vực mỹ phẩm, Sodium gluconate giúp ổn định công thức của sản phẩm, bảo đảm các sản phẩm có dầu, bơ không bị ôi, biến đổi mùi, giữ lại hàm lượng nước trong da, giúp bảo quản công thức sản phẩm trong thời gian dài hơn và có khả năng điều chỉnh độ pH. Sodium gluconate còn có đặc tính ức chế vị đắng trong thực phẩm.
Sodium gluconate là hợp chất hóa học hoàn toàn vô hại khi sử dụng với con người cũng như với môi trường vì thời gian phân hủy của chất này rất nhanh, không có khả năng tích tụ, ăn mòn gây nên độc tố cho môi trường.
Điều chế sản xuất
Được tạo ra bằng cách lên men đường Glucose, thu hồi Acid và tạo muối màu trắng, tồn tại ở trạng thái bột tinh thể. Chất này có nguồn gốc từ Glucose, do đó trở thành một chất thay thế tự nhiên và an toàn hơn cho các chất tạo chelate tổng hợp khác.
Cơ chế hoạt động
Đặc tính chính của Sodium gluconate là khả năng tạo hợp chất chelate liên kết với kim loại, đặc biệt là trong các dung dịch kiềm và kiềm đậm đặc.
Beta glucan là gì?
Beta-glucan là một dạng Polysaccharide không đồng nhất của phức hợp Glucose polyme. Đây là chất xơ hòa tan có từ thành tế bào của vi khuẩn, nấm, nấm men, vỏ yến mạch, lúa mạch.

Từ những năm 1960, các nhà khoa học đã phát hiện và bắt đầu nghiên cứu hoạt chất này. Câu chuyện về Beta-glucan bắt đầu từ việc nghiên cứu Zymosan, một loại thuốc được sử dụng khắp châu Âu để kích thích miễn dịch, là hỗn hợp các thành phần từ thành tế bào nấm men bao gồm Protein, Lipid, Polysaccharide. Trong đó, Beta-1,3/1,6 D-glucan chính là loại Polysaccharide có tác dụng chính kích thích miễn dịch của loại thuốc này. Hoạt tính của Beta-glucan dựa vào cấu trúc phân tử, kích thước, tần số phân nhánh, sửa đổi cấu trúc, hình dạng và độ hòa tan. Những Beta-glucan có hoạt tính sinh học thường có trọng lượng phân tử lớn.
Sau này, hàng triệu nghiên cứu về Beta-glucan được thực hiện trên khắp thế giới và ứng dụng rộng rãi trong dược phẩm cho cả người và động vật. Theo các nghiên cứu khoa học, Beta-glucan chống lại các khối u lành tính hay ác tính, bệnh nhiễm khuẩn một cách hiệu quả… Có nhiều dạng Beta-glucan như (1,3/1,4), (1,3/1,6), trong đó Beta-glucan (1,3/1,6) có tác dụng lên hệ miễn dịch mạnh nhất và được sử dụng cho các sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư.
Beta-glucan có thể ngăn cơ thể hấp thụ Cholesterol từ thức ăn. Chúng cũng có thể kích thích hệ thống miễn dịch bằng cách tăng các hóa chất ngăn ngừa nhiễm trùng. Tổ chức FDA (Mỹ) cho phép các sản phẩm có chứa ít nhất 750mg Beta-glucan để giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Thành phần này cũng được sử dụng cho nhiều bệnh khác như bệnh chàm và bệnh tiểu đường, nhưng không có đủ bằng chứng khoa học để cho các công dụng này.
Điều chế sản xuất
Có hai cách để chiết xuất Beta-glucan gồm phương pháp hóa học và sinh học. Phương pháp hóa học để tách chiết Beta-glucan sử dụng các dung dịch kiềm và Acid. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là làm cho Beta-glucan bị lẫn nhiều tạp chất, phá vỡ cấu trúc, dẫn đến làm giảm hoạt tính sinh học của phân tử Beta-D-glucan. Ngoài ra, quá trình tách chiết còn thải ra nhiều sản phẩm phụ gây ô nhiễm môi trường.
Trong khi đó, phương pháp sinh học sử dụng Enzyme để tách chiết Beta-glucan. Nhiệm vụ của các Enzyme là chiết xuất Beta-1,3/1,6-D glucan bằng cách loại bỏ Protein, Lipid và một số loại Polysaccharide trong thành tế bào nấm. Phương pháp Enzyme có ưu điểm là bảo toàn được cấu trúc nguyên bản của Beta-1,3/1,6-D glucan nên giữ nguyên hoạt tính sinh học của hoạt chất này. Sử dụng Enzyme còn thân thiện với môi trường vì giảm thiểu các chất thải gây ô nhiễm.
Cơ chế hoạt động
Mặc dù là một chất xơ hòa tan nhưng Beta-glucan không được tiêu hóa mà lại làm chậm quá trình vận chuyển thức ăn trong ruột. Kết quả, Carbohydrate được hấp thụ chậm hơn, dẫn đến lượng đường trong máu ổn định hơn. Ngoài ra, Beta-glucan mang theo Cholesterol khi di chuyển chậm qua đường tiêu hóa.
Ubiquinol là gì?

Ubiquinol hay còn có tên gọi là Coenzyme Q10 (CoQ10) là một chất cần thiết cho cơ thể, duy trì hoạt động cho tế bào và có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ.
Coenzyme là các phân tử nhỏ không chứa protein, cung cấp vị trí chuyển giao cho một enzym hoạt động, là thành phần quan trọng góp phần tạo nên chuỗi phản ứng hóa học trao đổi chất, từ đó tạo ra năng lượng bên trong tế bào.
Tuy nhiên, tuổi tác sẽ làm giảm khả năng sản sinh ra chất này. Theo nghiên cứu, khi cơ thể thiếu Ubiquinol sẽ gây nên các vấn đề về bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer và nguy cơ bị ung thư.
Điều chế sản xuất
Ubiquinol là một chất hóa học được cơ thể tổng hợp một cách tự nhiên và được lưu trữ trong tế bào qua các ti thế. Ti thể là bộ phận giúp sản sinh ra năng lượng để bảo vệ tế bào khỏi quá trình oxy hóa, mắc các vi rút gây bệnh hoặc nhiễm khuẩn. Khi cơ thể già đi, quá trình sản xuất Ubiquinol bị giảm, do đó, những người cao tuổi dễ bị thiếu hụt Ubiquinol.
Bằng cách bổ sung Ubiquinol thông qua nguồn dinh dưỡng và thức ăn sẽ giúp cơ thể duy trì quá trình tổng hợp ra hợp chất này.
Các nguồn thực phẩm cung cấp Ubiquinol tốt nhất bao gồm:
- Nội tạng: Tim, thận, gan.
- Cá: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi…
- Các loại rau màu xanh đậm: Súp lơ, bông cải xanh, rau bina...
- Các loại đậu: Đậu nành, đậu phộng.
- Các loại hạt: Hạt dẻ cười, hạt vừng, hạt mè…
- Trái cây: Dâu tây, cam, táo, việt quất…
- Dầu: Dầu đậu nành, dầu hạt cải…
Ubiquinol trong thịt gia cầm và cá là nguồn tự nhiên phong phú nhất, đặc biệt là trong nội tạng. Đối với người ăn chay nói riêng, nguồn cung cấp Ubiquinol có thể là đậu, các loại hạt, một số loại rau, trứng, các sản phẩm từ sữa.
Cơ chế hoạt động
Ubiquinol hấp thu chậm và xảy ra ở ruột non. Khi Ubiquinol ở dạng khử sẽ được hấp thu tốt hơn từ 3 đến 4 lần so với dạng oxy hóa, Ubiquinone. Nếu được sử dụng cùng với thức ăn, chủ yếu là với lipid (dầu mỡ), sự hấp thu của Ubiquinol có thể được tăng lên vì cấu trúc ưa mỡ của nó. Sau khi được hấp thụ bởi các tế bào ruột, Ubiquinol đi qua các mạch bạch huyết và đến huyết tương, nơi nó lưu thông liên kết với lipoprotein (LDL). Do đó, các phép đo Ubiquinol trong huyết tương phải được hiệu chỉnh theo mức lipoprotein.
Octyl stearate là gì?
Các este stearate (Butyl Stearate, Cetyl Stearate, Isocetyl Stearate, Isopropyl Stearate, Myristyl Stearate, Ethylhexyl Stearate, Isobutyl Stearate) là chất lỏng nhờn hoặc chất rắn dạng sáp. Ethylhexyl Stearate cũng có thể được gọi là Octyl Stearate hoặc 2- Ethylhexyl Octadecanoate.Trọng lượng phân tử của Octyl Stearate là 396, giá trị của este là 144 đến 154, giá trị axit và giá trị iốt đều có giá trị tối đa là 1,0.
Công thức hóa học của Octyl stearate
Điều chế sản xuất Octyl stearate
Octyl stearate được điều chế bằng phản ứng giữa axit stearic và rượu etylic. Ethylhexyl stearate là một chất lỏng este trong suốt, không chứa chất lơ lửng và có ở dạng lỏng không màu. Rượu ethylhexyl có đặc tính độc đáo là độ nhớt thấp và bản chất nhờn do đó khi thoa trên da hoặc môi, Octyl stearate tạo thành một lớp màng kỵ nước. Do đó, làm mềm da và mang lại vẻ mịn màng.
Cơ chế hoạt động
Octyl Stearate và các Stearat khác là chất lỏng nhờn hoặc chất rắn dạng sáp thường hòa tan trong các dung môi hữu cơ như cloroform và axeton. Stearat có thể trải qua quá trình chuyển đổi thành axit stearic và rượu tương ứng bằng cách thủy phân hóa học hoặc enzym, chuyển đổi thành các amin bằng cách phân giải amino, và chuyển đổi thành các este khác nhau bằng cách ly giải rượu hoặc chuyển hóa.
Methylisothiazolinone là gì?

Methylisothiazolinone là một chất bảo quản có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm thuộc nhóm Isothiazolinene. Đây là một chất lỏng trong suốt, không màu, hòa tan trong nước.
Nhiều người hay gọi thành phần Methylisothiazolinone bằng kí hiệu ngắn gọn là MCI. Một số tên gọi khác của thành phần Methylisothiazolinone như: 4-Isothiazolin-3-one, 5-chloro-2-methyl-, 5-Chloro-N-methylisothiazolin-3-one và 5-Chloro-2-methyl-3(2H)-isothiazolone.
Thành phần Methylisothiazolinone cùng với thành phần Paraben được sử dụng khá phổ biến trong mỹ phẩm. Tuy nhiên Methylisothiazolinone lại là một hóa chất ăn mòn cao, vô cùng độc hại nếu hít, nuốt phải.
Methylisothiazolinone được đánh giá là một chất khá nhạy cảm cho da. Một số tác dụng phụ của chất này có thể kể đến như da bong vảy, bong tróc, da bị nổi mẩn đỏ, ngứa rát, nổi mụn và sưng ở vùng mắt. Methylisothiazolinone cũng bị nghi ngờ là một chất độc thần kinh.
Cơ chế hoạt động
Methylisothiazolinone giúp nâng cao tính an toàn và thời hạn sử dụng của sản phẩm bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm men. Nếu không có chất bảo quản như Methylisothiazolinon, sản phẩm sẽ có mùi khó chịu, đổi màu hoặc phát triển các loại nấm mốc tạo ra độc tố có hại cho sức khỏe.
Phenol là gì?
Phenol là những hợp chất hữu cơ thơm trong phân tử có nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen. Phenol là hóa chất màu trắng, dạng tinh thể rắn dễ bay hơi. Khi sử dụng phenol phải cẩn thận vì nó có tính axit khi tiếp xúc với da có thể bị bỏng.

Điều chế hoạt động
Lần đầu tiên phenol được chiết xuất từ nhựa than đá. Ngày nay phenol được sản xuất từ nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ. Nguồn phenol được lấy từ sản phẩm chưng cất than đá là chủ yếu. Người ta cũng có thể sử dụng benzen để điều chế. Nhu cầu sử dụng phenol này càng cao, khoảng khoảng 7 tỷ kg/năm.
Cơ chế hoạt động
Cơ chế tác động của các hợp chất phenol là oxy hoá các thành phần tế bào, bất hoạt protein, diệt khuẩn có tính chọn lọc, biến tính các protein.
Stearyl Alcohol là gì?
Stearyl Alcohol (hay octadecyl alcohol hoặc 1-octadecanol) là một chất hữu cơ thuộc nhóm cồn béo.
Stearyl Alcohol được tìm thấy trong dầu dừa, dầu cọ, bơ hạt mỡ, cacao… và thường dùng cho mục đích làm mềm, nhũ hóa và làm đặc trong các sản phẩm chăm sóc da. Stearyl Alcohol tồn tại ở dạng hạt trắng/vảy. Hợp chất này không tan trong nước.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã kiểm tra sự an toàn của Stearyl Alcohol và cho phép được sử dụng làm phụ gia đa năng bổ sung trực tiếp vào thực phẩm.
Điều chế sản xuất Stearyl Alcohol
Stearyl Alcohol có nguồn gốc từ axit stearic - một loại axit béo bão hòa tự nhiên. Người ta có thể điều chế Stearyl Alcohol thông qua quá trình hydro hóa với các chất xúc tác.
Cyclopentasiloxane là gì?
Cyclopentasiloxane (D5) là silicone được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm. Nó còn xuất hiện trong cấy ghép y tế, chất làm kín, chất bôi trơn và kể cả lớp phủ kính chắn gió.

D5 nó là hoạt chất không có màu, không có mùi cũng không nhờn và loãng như nước, không hấp thụ qua da mà bay hơi nhanh. Đặc tính đặc biệt của nó khiến Cyclopentasiloxane trở thành một thành phần được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm mỹ phẩm cần khô nhanh như thuốc xịt tóc và chất chống mồ hôi.
D5 có đặc tính bôi trơn nó giúp tóc mượt hơn khi được thoa đều. Thoa lên da cũng có cảm giác mềm mại mượt mà.
Điều chế sản xuất
D5 được sản xuất từ dimethyldichlorosilane. Thủy phân diclorua tạo ra hỗn hợp gồm dimetyl siloxane mạch vòng và polydimethylsiloxane. Từ hỗn hợp này, các siloxane mạch vòng bao gồm D5 có thể được loại bỏ bằng cách chưng cất. Khi có mặt bazơ mạnh như KOH , hỗn hợp polyme/vòng được cân bằng, cho phép chuyển đổi hoàn toàn thành siloxan vòng dễ bay hơi hơn:
n ⁄ 5[(CH3)2SiO]n → n[(CH3)2SiO]5
D4 và D5 cũng là tiền chất của polyme. Chất xúc tác lại là KOH.
Cơ chế hoạt động
Hoạt chất Cyclopentasiloxane giúp texture mịn mượt hơn, cho phép sản phẩm phủ đều trên da. Hoạt chất này cũng hạn chế tình trạng vón cục ở các vùng da khô, đảm bảo texture được thoa đều trên da, cho phép tất cả vùng da đều đều thẩm thấu các thành phần của sản phẩm.
Giống như tất cả các Cyclomethicone hoạt chất này nhẹ dễ bay hơi. Đặc tính này khiến nó dần bay hơi khỏi da, các thành phần chính của sản phẩm còn lưu lại mà không gây nặng nề hay bết dính trên da.
Nhiều lợi ích của Cyclopentasiloxane trên da đã được công bố trên Skin Pharmacology and Physiology. Khi sử dụng sẽ tạo ra một lớp bảo vệ tạm thời trên da, ngăn ngừa tình trạng thoát hơi nước. Điều đó ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn, bụi bẩn. Đặc biệt nó cho thấy hoạt chất không gây bí tắc cho da. Đặc điểm của nó là dễ bay hơi, đây là một ưu điểm tuyệt vời cho các loại da sung huyết vì chúng ngăn mồ hôi và bụi bẩn đi sâu vào lỗ chân lông.
Được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, succinic acid (axit succinic) là một loại axit hữu cơ no 2 chức, tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, không mùi.
Ngoài cái tên axit succinic, người ta còn gọi loại axit này là axit hổ phách. Hổ phách là một loại vật liệu quý quen thuộc, dù vậy đặc tính của axit hổ phách (được chiết xuất lần đầu từ hổ phách nên có tên này) lại chưa được nghiên cứu sâu.

Succinic acid được tìm thấy tự nhiên trong hổ phách và mía. Với mục đích thương mại, axit succinic được dùng trong lĩnh vực chăm sóc da cũng như được sử dụng rất tích cực trong lĩnh vực thực phẩm và dược phẩm cho các mục đích khác nhau.
Trong chăm sóc da, succinic acid acid có thể dùng kết hợp cùng hyaluronic acid để mang lại hiệu quả đáng kể trên da, cụ thể như bổ sung dưỡng ẩm, nâng da và làm mịn vẻ ngoài da. Ngoài ra, sự kết hợp này còn có tác dụng tẩy tế bào chết cũng như làm giảm chứng tăng sắc tố da sau thời gian sử dụng.
Ở khía cạnh sức khỏe, do là một chất chống oxy hóa mạnh, axit succinic có khả năng giúp phục hồi hệ thần kinh và hỗ trợ cho hệ miễn dịch, bù đắp lại sự thiếu hụt năng lượng của cơ thể và bộ não, nâng cao sự nhận biết, tập trung, khả năng phản xạ và giảm căng thẳng.
Điều chế sản xuất
Trong lịch sử, bằng cách chưng cất hổ phách mà người ta thu được succinic acid. Bên cạnh đó, loại axit này còn được sản xuất từ dầu mỏ nhưng phương pháp này rất tốn kém cũng như gây tác động tiêu cực tới môi trường.

Về sau, các nhà khoa học đã nghiên cứu sản xuất axit succinic bằng công nghệ sinh học. So với các phương pháp truyền thống, phương pháp mới này chi phí thấp hơn 20% cũng như thân thiện môi trường hơn.
Quá trình sản xuất axit succinic theo công nghệ sinh học sẽ dùng nguyên liệu glucoza (đường gluco) - được tìm thấy từ quá trình chiết xuất từ củ cải đường hoặc mía đường. Ngoài đường gluco, người ta còn sử dụng gỗ làm nguyên liệu vì xenluloza trong gỗ có thể được chuyển hóa thành glucoza dưới tác động của axit.
Sản phẩm liên quan









